Đặt ống vào bể phốt 3 ngăn là một trong những giai đoạn quan trọng trong quá trình xây dựng bể. Việc đặt ống chính xác và hiệu quả sẽ giúp bạn tối đa hóa việc lưu trữ giúp hệ thống bể phốt hoạt động lâu hơn và kéo dài tuổi thọ của bể, tạo kết cấu công trình vững chắc.
- 1. Bể phốt là gì?
- 2. Cấu Tạo Của Bể Phốt 3 Ngăn
- 3. Nguyên Lý Hoạt Động Của Bể Phốt 3 Ngăn
- 4. Các Loại Ống Cần Có Trong Bể Tự Hoại 3 Ngăn
- 5. Mẫu Thiết Kế Bể Phốt 3 Ngăn
- 6. Cách Đặt Ống Chính Xác Và Hiệu Quả Nhất Vào Bể Phốt 3 Ngăn
- 7. Cách Xây Dựng Bể Tự Hoại 3 Ngăn
- 8. Thi công xây dựng bể tự hoại 3 ngăn cần lưu ý những gì?
Nếu bạn đang xây dựng bể phốt 3 ngăn và đang trong giai đoạn đặt ống, nhưng bạn không biết làm thế nào để đặt ống chính xác và hiệu quả nhất thì bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết băn khoăn đó.
Cùng tìm hiểu cách đặt ống vào bể phốt 3 ngăn chính xác nhất, hiệu quả nhất nhé.
Một bể tự hoại 3 ngăn chứa được làm bằng bê tông hoặc nhựa với dung tích từ 4000 đến 7500 lít
1. Bể phốt là gì?
Là nơi chứa đựng các chất thải từ bồn cầu xuống. Qua một thời gian các chất thải này sẽ bị phân huỷ chuyển thành thể lỏng. Sau đó theo hệ thống ống thoát nước chảy ra ngoài. Bể phốt là bể tự hoại.
2. Cấu Tạo Của Bể Phốt 3 Ngăn
Cấu tạo của bể phốt 3 ngăn không có sự khác biệt nhiều với bể phốt 2 ngăn. Thông thường một bể phốt 3 ngăn chia thành 1 ngăn chứa – 1 ngăn lắng – 1 ngăn lọc. Vậy bể phốt là gì:
- Ngăn chứa: Các chất thải được xả ra sẽ trôi xuống vị trí này. Sau khi ở đây trong một thời gian nhất định để chờ phân hủy. Đây là ngăn chứa có diện tích lớn nhất trong bể phốt.
- Ngăn lọc: Đây là ngăn chứa rác thải sau khi được xử lý ở ngăn chứa trước đó. Có chức năng lọc các chất thải đang còn lơ lửng.
- Ngăn lắng: Những chất thải không thể phân hủy được ở ngăn chứa sẽ được đưa vào ngăn lắng. Ngăn lắng cũng sẽ chiếm thể tích một phần, bằng ngăn lọc trong cấu tạo bể phốt 3 ngăn.
Khi hiểu được chức năng và nhiệm vụ của từng ngăn của bể phốt. Ta có thể dễ dàng hiểu được quy trình hoạt động và lắp đặt ống vào bể phốt 3 ngăn.
3. Nguyên Lý Hoạt Động Của Bể Phốt 3 Ngăn
Nguyên lý hoạt động của bể phốt 3 ngăn không hề phức tạp. Chất thải sẽ được dẫn theo đường ống của bồn cầu xuống ngăn chứa của bể phốt. Trong bể phốt có sẵn các loại vi khuẩn, nấm men có khả năng phân hủy chất thải thành bùn.
Qua nhiều quá trình phân hủy, mùi hôi của thất thải sẽ giảm đi và không còn nhiều. Tuy nhiên về ldài, chúng ta vẫn cần thông hút định kỳ để bể không bị đầy.
4. Các Loại Ống Cần Có Trong Bể Tự Hoại 3 Ngăn
Để bể phốt hoạt động đúng, bạn cần phải thực hiện đúng cách lắp đặt ống vào bể phốt. Bể phốt 3 ngăn cần các ống:
- Dẫn chất thải xuống bể chứa. Đây là loại ống giúp vận chuyển chất thải từ bên ngoài vào trong bể chứa.
- Thông giữa các ngăn. Những đường ống này giúp quy trình hoạt động được vận hành đúng như thiết kế và nguyên lý làm việc của bể tự hoại 3 ngăn.
- Đường thoát nước đã lắng đọng ra ngoài. Đường ống này sẽ xử lý các chất thải thành nhiều loại khác nhau hoặc được thải ra ngoài hoặc chuyển thành chất khí.
- Ống thoáng khí trong bể phốt. Đây là đường ống giúp bể phốt giảm áp lực không khí cũng như làm giảm tình trạng tràn bể.
Việc lựa chọn đúng và sử dụng hợp lý những loại ống cần có trong lắp đặt bể phốt 3 ngăn sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của bể. Từ đây giúp quá trình lắp đặt ống vào bể diễn ra dễ dàng, chính xác và đạt hiệu quả.
5. Mẫu Thiết Kế Bể Phốt 3 Ngăn
Để bể phốt tự hoại 3 ngăn hoạt động hiệu quả.Bạn nên xem kích thước tiêu chuẩn để hầm tự hoại hoạt động tốt nhất với số người trong gia đình.
Dưới đây là bản thiết kế bể phốt tự hoại 3 ngăn tối ưu nhất cho các hộ gia đình. Các bạn cùng tham khảo nhé.
Bạn cũng có thể download ngay toàn bộ bản vẽ kỹ thuật bể tự hoại 3 ngăn tại đây
6. Cách Đặt Ống Chính Xác Và Hiệu Quả Nhất Vào Bể Phốt 3 Ngăn
6.1. Cách đặt ống xả chất thải vào bể chứa
Theo các chuyên gia, bạn nên đặt ống xả chất thải càng cao càng tốt. Làm như vậy vừa giúp tạo ra lực đẩy cho bể phốt lại vừa đem đến sự an toàn cho người sử dụng.
Vị trí đặt ống trong bể tự hoại 3 ngăn nên đặt cao gần với thành của bể để sử dụng được lâu nhất. Trong trường hợp phải làm đường ống có gấp khúc thì độ dốc càng lớn càng tốt. Làm như vậy chất thải sẽ xuống nhanh hơn, tránh tình trạng tắc cống tại các điểm gấp khúc.
6.2. Cách đặt ống bể tự hoại giữa các ngăn
Để thực hiện đúng cách đặt ống dẫn vào bể phốt 3 ngăn, đường ống thông giữa các ngăn chứa, bạn cần nắm rõ kích cỡ cũng như không gian diện tích của toàn bể để có thể xác định được vị trí đặt ống chính xác. Bởi diện tích và kích cỡ của bể khác nhau dẫn đến vị trí đặt ống dẫn cũng khác nhau.
Thông thường, bạn nên để một lỗ thông có kích thước 20×20 centimet hoặc một ống nhựa có đường kính tối thiểu là 11 centimet giữa các ngăn chứa với nhau. Trong quá trình lắp đặt ống dẫn vào bể phốt 3 ngăn, dưới đây là cách đặt tốt và hiệu quả nhất:
- 1,3m so với chiều cao của lòng bể chứa
- 0,55m đối với ngăn chứa và ngăn lọc với loại bể tự hoại 2 ngăn là 0,35m đối với ngăn lọc loại bể tự hoại 3 ngăn
6.3. Cách đặt ống thoát nước sau khi lắng lọc và ống thoát khí
Sau khi trải qua việc phân hủy và xử lý ở bể chứa, lắng lọc ở ngăn lắng thì lượng nước thải sẽ được đưa qua ngăn lọc trước khi xả ra môi trường. Để giúp quá trình thoát nước diễn ra tốt nhất, đảm bảo việc thoát nước diễn ra liên tục không bị ùn ứ, ống thoát nước trong bể phốt nên đặt cách khoảng 20 centimet so với nắp đậy bể. Đường kính ống thoát nước tối ưu nhất là khoảng 11 centimet.
Hiện nay, đường ống hút thường có đường kính từ khoảng 6,5 centimet đến 9 centimet. Việc lựa chọn đúng kích thước của đường ống thoát nước giúp quá trình hút bể phốt sau này diễn ra thuận tiện, tránh làm ảnh hưởng đến công trình của chúng ta.
7. Cách Xây Dựng Bể Tự Hoại 3 Ngăn
Đối với bể phốt 3 ngăn, cách xây dựng có sự khác biệt so với bể phốt 2 ngăn về số lượng ngăn chứa. Ngăn chứa của bể chiếm ½ tổng diện tích toàn bể, phần diện tích còn lại được chia tiếp tục làm 2 phần để làm ngăn lắng, ngăn lọc và thoát ra ngoài.
Chúng ta nên xây dựng tường 20 cho bể phốt 3 ngăn. Tuy nhiên, cách đặt ống thoát bể phốt từ ngăn này qua ngăn kia cũng phải đúng kỹ thuật để đảm bảo quá trình hoạt động của bể diễn ra liên tục và tối đa công suất.
8. Thi công xây dựng bể tự hoại 3 ngăn cần lưu ý những gì?
- Đáy của bể phải bằng phẳng, đổ bê tông, đan sắt dày tối thiểu 20 centimet.
- Chiều sâu của bể từ đáy đến mặt thành phải từ 1m5 trở lên.
- Chiều rộng của bể tối thiểu là 1m, thông thường bể có hình chữ nhật chiều rộng 1m và chiều dài 3m.
- Độ dày của thành bể nên xây gạch đôi khoảng 22 centimet.
- Bể phải được làm kín, chống thấm tránh rò rỉ ra bên ngoài.
Việc lắp đặt ống dẫn vào bể phốt tự hoại 3 ngăn đúng và chính xác đóng vai trò rất quan trọng đối với một công trình. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn trong quá trình đặt ống vào bể phốt. Chúc bạn thành công!