Muốn nhà ống đảm bảo được sự thông thoáng, rộng rãi thì các kiến trúc sư phải tính toán sao cho thật hợp lý. Đặc biệt là nhà vệ sinh. Dù là công trình phụ nhưng nó có vai trò vô cùng quan trọng trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống như thế nào để đảm bảo tính thẩm mỹ, thuận tiện và hợp phong thủy? Theo dõi bài viết của chúng tôi để có thông tin chi tiết nhé.
Mục lục bài viết:
- 1. Đặc điểm chung khi thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống
- 2. Vị trí đặt nhà vệ sinh trong nhà
- 3. Những lưu ý khi bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
- Chú ý về hướng đặt nhà vệ sinh
- Không nên đặt nhà vệ sinh ở trung tâm ngôi nhà
- Không đặt nhà vệ sinh hướng thẳng tới đầu giường hoặc giữa phòng ngủ
- Chú ý diện tích nhà vệ sinh
- Hướng bồn cầu không được trùng hướng nhà
- Không nên đặt nhà vệ sinh cạnh phòng thờ
- Không nên gộp chung nhà vệ sinh, phòng tắm và lavabo rửa mặt
- Đầu bếp nên đặt trên hướng nhà vệ sinh hoặc tránh nằm ngủ dưới phòng vệ sinh
- 4. Cách tạo sự lớn rộng nhà vệ sinh nhỏ trong nhà ống
1. Đặc điểm chung khi thiết kế nhà vệ sinh trong nhà ống
Với những ngôi nhà có diện tích rộng lớn thì nhà vệ sinh sẽ rộng từ 5-7m2. Nhà vệ sinh và nhà tắm không nằm chung mà tách biệt nhau bởi một bức tường. Đây là những gia đình có điều kiện. Còn với những mảnh đất hẹp, lựa chọn hợp lý nhất là nhà ống. Họ sẽ tận dụng không gian trống để xây dựng nhà vệ sinh. Khi thiết kế và bố trí nhà vệ sinh đẹp cho nhà ống, các gia chủ cần nắm được những đặc điểm phong thủy nhà vệ sinh sau:
Diện tích nhà vệ sinh hợp lý
Nhà vệ sinh trong nhà ống thường đặt ở nơi có diện tích 3 – 4m2. Gia chủ có thể thêm hoặc bớt diện tích tùy theo nhu cầu sử dụng, mặt sàn và số lượng người sử dụng.
Nhà vệ sinh cần thiết kế vị trí hợp lý
Cấu trúc nhà vệ sinh trong nhà ống
Với diện tích 3 – 4m2 thì cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống với các khu vực bồn cầu, bồn rửa và khu đứng tắm là hợp lý nhất. Khi thiết kế nhà vệ sinh, bạn cần đảm bảo được yếu tố thông thoáng và phân biệt rõ 2 phần không gian ướt, khô. Khu vực khô gồm bồn cầu, bồn rửa. Khu vực ướt sẽ dùng để tắm.
Gia chủ có thể thiết kế thêm bồn tắm trong nhà vệ sinh nếu diện tích của nhà ống lớn hơn một chút. Một lưu ý là nếu lắp bồn tắm thì không nên lắp vách ngăn giữa các khu vực. Bởi điều này sẽ làm cho không gian thêm chật chội hơn.
Phòng vệ sinh rộng có thể lắp bồn tắm
2. Vị trí đặt nhà vệ sinh trong nhà
Dù chỉ là chức năng phụ nhưng nhà vệ sinh là công trình không thể thiếu đối với mọi gia đình. Vậy nhà vệ sinh nên đặt ở đâu? Dưới đây là câu trả lời cụ thể dành cho bạn.
Chọn vị trí tiện nghi để bố trí nhà vệ sinh cho nhà ống
Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hợp lý nhất chính là tại điểm tiện nghi, thông thoáng. Đặc biệt không được đặt nhà vệ sinh tại ở lối đi vào và trên khu vực phòng ngủ, bếp ăn. Vị trí đặt nhà vệ sinh trong nhà ống được các chuyên gia chia sẻ là khu vực thuận tiện cho việc đi lại. Lấy một ví dụ cụ thể, nếu trên 1 tầng có 3 phòng ngủ thì hãy đặt nhà vệ sinh ở tâm điểm.
Với mảnh đất xây nhà ống bị xéo vạt thì bố trí nhà vệ sinh như thế nào là hợp lý? Lựa chọn chính xác nhất là góc thừa. Đặt nhà vệ sinh ở đây sẽ làm cho mảnh đất của bạn vuông hơn và đảm bảo yếu tố phong thủy.
Bố trí ở khu vực thuận lợi cho việc đi lại
Với nhà ống nhiều tầng, cách bố trí nhà vệ sinh hợp lý là ở các tầng theo trục thẳng đứng. Nếu lắp đặt ở đây thì việc đắp đường điện và ống nước sẽ thuận tiện hơn rất nhiều. Đây cũng là cách thiết kế thuận tiện cho nhà phố cao tầng. Tuy nhiên, tùy theo mục đích sử dụng, gia chủ cần có sự linh hoạt trong cách bố trí và thiết kế.
Cách bố trí nhà vệ sinh được nhiều gia chủ áp dụng nhất là ở khu vực cuối cùng của ngôi nhà.
Bố trí nhà vệ sinh nhà ống dưới gầm cầu thang
Gầm cầu thang là khu vực có không gian hẹp của ngôi nhà. Nếu biết cách trang trí thì đây sẽ là nơi tạo điểm nhấn cho không gian của bạn. Bên cạnh ý tưởng đặt kệ tivi, kho đựng đồ, giày dép, kệ sách và tiểu cảnh thì bố trí nhà vệ sinh ở nơi đây cũng rất hợp lý.
Nhà vệ sinh nên đặt ở đâu? Nếu lựa chọn khu vực gầm cầu thang thì các gia chủ cần chú ý tới yếu tố phong thủy. Thế nhưng đây là sự lựa chọn sau cùng bởi theo phong thủy, đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang sẽ có ảnh hưởng không tốt tới sự nghiệp, công danh của đàn ông trong gia đình.
3. Những lưu ý khi bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống
Về vị trí đặt nhà vệ sinh trong nhà các gia chủ cần lưu ý một số điều. Để đảm bảo tính thẩm mỹ, phong thủy, hãy ghi nhớ một số điều sau:
Chú ý về hướng đặt nhà vệ sinh
Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hợp lý không thể bỏ qua yếu tố phương hướng. Dù là nhà ống thì gia chủ cũng cần lưu ý tới yếu tố này để mang lại may mắn cho các thành viên trong nhà. Bố trí phòng vệ sinh hợp lý nhất là hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc. Theo các nhà phong thủy thì đây là hướng sinh ra Thổ, Thổ khắc Thủy. Do đó, đặt nhà vệ sinh ở những hướng này sẽ không ảnh hưởng gì tới tài vận, sức khỏe của thành viên trong gia đình.
Cần chú ý tới phong thủy
Không nên đặt nhà vệ sinh ở trung tâm ngôi nhà
Về cả mặt khoa học lẫn phong thủy, nhà vệ sinh chính là nơi ô uế. Chính vì vậy, gia chủ tuyệt đối không thể đặt nhà vệ sinh ở trung tâm ngôi nhà. Vị trí đặt nhà vệ sinh trong nhà hợp lý nhất là ở phía cuối. Nó sẽ đảm bảo được tính thẩm mỹ và phong thủy.
Không đặt nhà vệ sinh hướng thẳng tới đầu giường hoặc giữa phòng ngủ
Với thiết kế nhà ống, để tiết kiệm không gian, người ta thường ngăn cách phòng ngủ và nhà vệ sinh bằng tấm vách. Điều này không chỉ dễ dàng, tiết kiệm chi phí mà còn dễ dàng trong việc tháo bỏ. Thế nhưng đặt nhà vệ sinh hướng tới đầu giường, giữa phòng ngủ là không nên. Theo quan niệm phong thủy, cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới hạnh phúc vợ chồng cũng như các thành viên trong gia đình.
Chú ý diện tích nhà vệ sinh
Thông thường, những căn nhà ống thường có chiều ngang nhỏ và hẹp. Vì vậy việc thiết kế không phải là dễ dàng. Nếu diện tích lớn quá thì không gian sẽ bị ảnh hưởng. Trường hợp nhỏ quá lại khó khăn trong việc sử dụng. Diện tích hợp lý nhất là 3m2 với thiết kế hình vuông.
Diện tích hợp lý là 3m2
Hướng bồn cầu không được trùng hướng nhà
Một lưu ý nữa mà các gia chủ cần nhớ là không nên lắp đặt bồn cầu trùng hướng nhà. Theo phong thủy, đặt vị trí bồn cầu như vậy sẽ tránh được sự ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tài lộc và cuộc sống của các thành viên trong gia đình.
Không nên đặt nhà vệ sinh cạnh phòng thờ
Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống cũng như biệt thự, nhà tầng đều phải tránh đặt cạnh phòng thờ. 2 phòng này nhất định phải đặt cách xa nhau. Bởi phòng thờ là nơi linh thiêng, tâm linh, thanh tịnh. Còn nhà vệ sinh lại là nơi ô uế. Chính vì vậy một trong những cách bố trí phòng vệ sinh hợp lý là cách xa phòng thờ. Gia chủ nên đặt phòng thờ ở vị trí tách biệt và cao nhất.
Không nên gộp chung nhà vệ sinh, phòng tắm và lavabo rửa mặt
Để tiết kiệm diện tích, rất nhiều gia đình gộp chung phòng tắm và phòng vệ sinh. Thế nhưng đây là một điều không tốt bởi nó khó đảm bảo được về mặt vệ sinh. Vừa tắm gội vừa giải quyết nhu cầu, điều này không hề tốt. Vì vậy cách bố trí nhà vệ sinh hợp lý là tách biệt hẳn với nhà tắm, không gộp chung. Hoặc bạn có thể dùng vách ngăn, màng che để đảm bảo không gian căn phòng.
Đầu bếp nên đặt trên hướng nhà vệ sinh hoặc tránh nằm ngủ dưới phòng vệ sinh
Theo phong thủy, phòng vệ sinh nằm tại vị trí hung. Và đương nhiên rằng những không gian kế bên cũng nằm cùng hệ thống đường ống, lối đi, hộp kỹ thuật,… Do đó, đặt phòng vệ sinh tầng trên, tầng dưới thẳng nhau sẽ rất hợp về phương vị. Nếu như bạn đặt bếp vào khu chứa yếu tố Thủy ở trên thì sẽ xung nhau. Bởi bếp mang hành Hỏa, mà Hỏa lại khắc Thủy. Còn đối với giường ngủ, vị trí của nó luôn cần tọa cát. Do đó cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hợp lý là tránh trùng phương vị phòng ngủ.
4. Cách tạo sự lớn rộng nhà vệ sinh nhỏ trong nhà ống
Nếu muốn tăng không gian cho phòng vệ sinh thì hãy bố trí một cách thật hợp lý.Từ yếu tố gạch nền, gương, giấy dán cho tới bồn rửa và sàn nhà. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp cho không gian nhà vệ sinh trong nhà ống rộng lớn hơn.
Chọn gạch ốp nhà vệ sinh sáng màu
Đầu tiên là về gạch ốp nhà vệ sinh. Với không gian nhỏ thì tone màu sáng chính là lựa chọn hợp lý nhất. Những nhà vệ sinh đẹp cho nhà ống thường sử dụng gạch ốp màu sáng để tăng cảm giác rộng rãi và thoáng mát. Các gia chủ không nên chọn gạch ốp có hoa văn phức tạp vì nó sẽ khiến rối mắt, hạn chế cảm giác rộng rãi.
Chọn gạch ốp sáng màu
Sử dụng giấy dán tường tạo cảm giác tươi mới
Muốn tăng điểm nhấn và tạo cảm giác không gian rộng thì bạn có thể cân nhắc tới giấy dán tường. Hãy chọn loại giấy 3D để tạo ảo giác về một không gian đa chiều.
Sử dụng gương lớn nới rộng diện tích nhà vệ sinh nhà ống
Đây là mẹo nhỏ được rất nhiều người sử dụng. Với sự phản chiếu và nhân đôi, lắp gương trong nhà vệ sinh sẽ làm tăng cảm giác rộng lớn. Nghệ thuật phản chiếu của tấm gương không chỉ cơi nới không gian mà còn giúp cho căn phòng sáng hơn rất nhiều.
Lắp gương để không gian thêm rộng rãi
Tận dụng không gian trong góc để đặt bồn rửa tay hoặc bồn tắm đứng
Mẹo nhỏ hữu ích làm tăng không gian cho các nhà vệ sinh nhỏ chính là tận dụng các góc. Bố trí phòng vệ sinh hợp lý hơn rất nhiều nếu gia chủ biết đặt bồn tắm đứng hoặc bồn rửa tay ở góc phòng. Khu vực này không gây quá nhiều khó khăn trong cách bài trí nội thất.Vì vậy các gia chủ có thể đặt bồn ở góc hoặc gần bồn cầu để tiết kiệm không gian.
Tiết kiệm diện tích sàn tối đa
Không gian của phòng vệ sinh không quá rộng, do đó để tiết kiệm diện tích sàn, bàn hãy đặt các đồ dùng và gắn thiết bị lên tường, trên cao. Nó không chỉ giúp không gian rộng lớn hơn mà còn đảm bảo vệ sinh.
Chọn các loại bồn rửa dài và hẹp, đặt bồn rửa phân cách mặt đất
Mẹo nhỏ hữu ích cuối cùng dành cho các gia chủ là hãy lựa chọn loại bồn rửa mặt cách mặt sàn. Với không gian thừa ở dưới bạn có thể tận dụng để đặt tủ đồ. Như vậy không gian sẽ rộng rãi và gọn gàng, ngăn nắp hơn.
Trên đây là những thông tin hữu ích về cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống mà chúng tôi tổng hợp được. Khi xây dựng và thiết kế, bố trí các vật dụng trong nhà tắm bạn hãy vận dụng linh hoạt kinh nghiệm và mẹo nhỏ ở trên nhé.